Câu chuyện thể hiện chủ quyền Quốc gia trên bản đồ trực tuyến
Vừa rồi báo chí có đăng tin câu chuyện Công ty Grab thể hiện bản đồ vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên ứng dụng, của mình. Sở TTTT Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã làm việc với Grab và Grab đã chỉnh sửa, điều chỉnh cho đúng quy định pháp luật của Việt Nam.
Từ câu chuyện bản đồ liên quan đến Grab, chúng ta thử đặt câu hỏi: Liệu có bao nhiêu bản đồ trực tuyến đang được các Cơ quan Nhà nước, các tổ chức và cá nhân sử dụng thể hiện không đúng chủ quyền Quốc gia?
Dạo quanh một số trang Web bản đồ (WebGIS) của
một số tổ chức và để ý một chút là chúng ta không khó để thấy có sự vi phạm về
chủ quyền quốc gia trên các bản đồ này. Đơn cử một ví dụ được minh họa bằng
hình dưới đây:
Nếu lấy bản đồ của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam (tại https://gis.chinhphu.vn/) làm chuẩn mực, thì đường Biên giới
quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc được một tổ chức (tạm gọi là A) đang sử dụng
có sự khác biệt rõ ràng với Bản đồ của Chính phủ và nguy hiểm hơn là Hòn Tài Xẹc
của Việt Nam nằm sang bên lãnh thổ của Trung Quốc.
Nếu rà soát dọc đường biên giới của Việt Nam với
các nước xung quanh, chúng ta cũng sẽ thấy có rất nhiều sai lệch. Hiện tượng vi
phạm này không chỉ xảy ra trên các Website của các tổ chức, cá nhân mà ngay cả
trên các Website của nhiều Cơ quan Nhà nước.
Hình ảnh sau minh họa đường biên giới của 2 bản đồ trực tuyến đang thịnh hành ở Việt Nam, hai đường biên giới của hai bản đồ có mâu thuẫn với nhau và bản đồ nào thể hiện đường biên giới đúng, bản đồ nào thể hiện sai hay... cả hai đều sai???
Nhưng một vấn đề đặt ra là: Trong thời đại chuyển
đổi số, CMCN 4.0, … các nguồn dữ liệu mở như OSM hoặc Google Map là nguồn lực để
các tổ chức cá nhân phát triển các ứng dụng nhanh chóng nhằm tăng hiệu quả sản
xuất, góp phần phát triển kinh tế, xã hội nên cần có giải pháp và hướng dẫn các
doanh nghiệp, các tổ chức khai thác các dữ liệu này mà không vi phạm chủ quyền
thiêng liêng của Tổ Quốc. Nếu không dùng OSM, Google Map thì doanh nghiệp sẽ sử
dụng bản đồ nào để phục vụ sản xuất và kinh doanh của mình?
Bài viết này không đưa ra giải pháp và cũng
không hướng dẫn vì đây là thẩm quyền của CQ QLNN về đo đạc và bản đồ và các CQ
khác liên quan (như UB Biên giới Quốc gia). Đây là công việc hoàn toàn không dễ
dàng, nhât là thể hiện chủ quyền trên bản đồ trên môi trường số vì nó liên quan
đến ngoại giao, chính trị, hành chính và kỹ thuật thể hiện bản đồ của các nhà bản
đồ học (những người được mang danh hiệu “Những người vẽ hình hài Tổ Quốc”).
Trước mắt có lẽ các CQNN nên tự chủ động rà soát các bản đồ trực tuyến của mình, nhất là các bản đồ liên quan đến biên giới quốc gia, đến hải đảo,... và có biện pháp xử lý nếu phát hiện có sai phạm.
Một tin vui là: Theo Kế hoạch hoạt động của Ủyban Quốc Gia về Chuyển đổi số năm 2023 (Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ngày 04
tháng 04 năm 2023) có giao cho Bộ TN&MT nhiệm vụ: “Tổ chức thúc đẩy triển
khai Nền tảng Bản đồ số Quốc gia mở làm nền tảng phát triển các dịch vụ số phục
vụ phát triển kinh tế, xã hội”.
Chúng ta hoàn toàn có hy vọng những vấn đề liên quan đến việc thể hiện bản đồ đúng chủ quyền quốc gia như đã nói trên sẽ được giải quyết trong nhiệm vụ này.
Nhận xét
Đăng nhận xét